Suy ngẫm quanh vụ TNGT ĐS tại cầu Ghềnh

Suy ngẫm quanh vụ TNGT ĐS tại cầu Ghềnh
Suy ngẫm và ý kiến về vụ tai nạn giao thông đường sắt vào hồi 19h34 ngày 06/02/2011 tại cầu Ghềnh (Đồng Nai 1)

 

     Theo thống kê, cả nước có trên 10 cầu mà phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ được phép cùng tham gia giao thông, riêng trong địa bàn quản lý của công ty Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội đã có tới 4 cầu trong số đó và hàng chục cầu trên các tuyến đường sắt mà người và xe máy tự ý vi phạm đi vào phần cầu giành riêng cho đường sắt.

Cầu Phố Lu, tàu không đã chật (Lao Cai)

   Bốn (4) cầu chung đường sắt đường bộ thuộc phạm vi đảm bảo về thông tin, tín hiệu của công ty, bao gồm: Phố Lu (Lao Cai), Tam Bạc (Hải Phòng), Phú Lương (Hải Dương) và cầu Đọi Xá (Hà Nam); qua vụ tai nạn giao thông xảy ra hôm mùng 4 Tết (tức ngày 6/2/2011) tuy là một trong các trường hợp hi hữu về TNGT đường sắt, không những rung tiếp một hồi chuông cảnh báo đối với người, phương tiện tham gia giao thông trên các cầu chung, mà còn đối với những người làm công tác quản lý bảo trì, đảm bảo ATGT đường sắt và các cơ quan chức năng mỗi cấp về trách nhiệm đối với cộng đồng. Vụ việc tương tự cũng có thể xảy ra trên các cầu chung thuộc phạm vi công ty vì nhiều những nguyên nhân khác nhau,bởi bản chất của những nguyên nhân này vẫn hiện hữu, tiềm ẩn và hàng ngày, hàng giờ đe dọa đến an toàn giao thông cho cả đường sắt lẫn đường bộ.

Cầu Tam Bạc lúc vắng vẻ (Hải Phòng)

   Để ngăn chặn việc tái diễn những tai nạn tương tự có thể xảy ra trên các cầu chung ,này dưới góc độ của người quản lý  xin đề xuất một số giải pháp cần tiến hành một cách đồng thời, có hiệu quả như sau:

1. Hầu hết các cầu chung ĐS-ĐB đã có tuổi ngót 100 năm, về tải trọng, tốc độ thông qua đều không đảm bảo an toàn, nên nhanh chóng cho đầu tư các cầu vượt sông hoặc đường vòng tránh đáp ứng sự tăng đột biến của các phương tiện vận tải đường bộ hiện đang cùng tham gia giao thông trên các cầu chung, để trả lại cầu cho phương tiện bánh sắt lưu thông.

2. Xử lý có tính toán những xung đột giữa việc phát triển đường bộ (nhất là các quốc lộ, tỉnh lộ, đường nội đô các đô thị lớn) với duy trì, phát triển đường sắt quốc gia theo hướng  đầu tư đồng bộ hệ thống cầu vượt, hầm chui qua đường sắt, tránh ách tắc giao thông đường bộ và cũng là một nguyên nhân quan trọng để đảm bảo ATGT ĐS. Tránh vì làm cầu kinh phí đầu tư lớn, thời gian thi công dài, điều kiện thi công khó khăn mà "thường quên" hoặc hoàn thiện dự án trong "giai đoạn II" mà chỉ lo đến việc mở rộng, nối dài, làm mới đường bộ; như vậy hậu quả, là thiệt hại, lãng phí do sự thiếu đồng bộ, bất cập trong đầu tư phát triển đường bộ đối với xã hộ, không những thế, mà còn gây hạn chế sự phát triển phương tiện vận tải công cộng bánh sắt, thiệt hại chung đối với toàn xã hội ngày một lớn theo cấp số nhân của ách tắc giao thông, của tai nạn giao thông,.của lãng phí thời gian sống, của tốn kém xăng đầu, của ô nhiễm môi trường....

Cầu Cự Đà-Cầu đường sắt hay cầu đường bộ hay rạp xiếc?

3. Trước mắt ngành Đường sắt cần tăng cường công tác kiểm tra của mỗi cấp, đối với nhân viên chốt gác, chỉ huy giao thông, nâng cấp các hệ thống thiết bị đảm bảo an toàn tại các cầu chung; nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên làm nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.; Quy chuẩn các mô hình thiết bị chắn, thiết bị thông tin, tín hiệu chỉ huy giao thông tại các cầu chung.

4. Đường sắt iệt Nam cần chủ động phối hợp với Tổng cục Đường bộ, nghiên cứu và đề xuất nhanh với Bộ Giao thông vận tải cho phép lắp đặt cột tín hiệu lặp lại hoặc báo trước có tầu của đường sắt về phía đường bộ đối với các đoạn đường bộ dẫn vào cầu mà tầm nhìn hạn chế hoặc độ dốc lớn,  để  sớm có tín hiệu cảnh báo cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ biết trạng thái cho phép hoặc cấm lưu thông của cầu chung theo chiều xe đang tưu thông, nhằm hạn chế việc “cướp đường” hoặc "tranh thủ" qua cầu để có hành động điều khiển phương tiện vận tải đường bộ cho phù hợp, như: tạm dừng, đỗ chờ tàu trước các hệ thống đèn hiệu nhằm khắc phục triệt để các phương tiện qua cầu tạm dừng hoặc đỗ lấn chiếm làn đường của các phương tiện lưu thông theo chiều ngược lại tại khu vực đầu cầu chung, dẫn đến ách tắc giao thông và thảm họa như đã diễn ra tại cầu Ghềnh.

5. Trong thời gian chờ những “chuyển động” tích cực của các cấp, các ngành và " xây dựng" được văn hóa giao thông trong cộng đồng, ngành đường sắt  cần triển khai nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực điều khiển, giám sát, viễn thông để áp dụng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các nguyên nhân có thể gây mất an toàn giao thông do chủ quan của nhân viên gác chắn, nhân viên làm nhiệm vụ quản lý, bảo trì KCHTĐS hoặc sự cố khách quan của thiết bị giám sát, điều khiển tín hiệu giao thông; mặt khác dễ dàng kiểm tra, phân định trách nhiệm khi có sự cố hoặc tai nạn giao thông xảy ra trên các cầu chung ĐS-ĐB.

Tác giả bài viết: LQL

Nguồn tin: Hasitec