Đang truy cập : 581
Hôm nay : 92433
Tháng hiện tại : 690012
Tổng lượt truy cập : 49346758
1. Đóng bảo hiểm thất nghiệp dễ dàng và thuận tiện
Khi bạn bị mất việc làm, trong vòng 7 ngày cần đến đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở lao động và thương binh xã hội tỉnh, thành phố nơi đang làm việc để được hướng dẫn chi tiết về chính sách Bảo hiểm thất nghiệp.
Mọi người đều có thể tham gia BHTN khi họ đảm bảo đầy đủ các điều kiện: là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc(HĐLV) sau đây với người sử dụng lao động: HĐLĐ, HĐLV xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;- HĐLĐ, HĐLV không xác định thời hạn.
Người sử dụng lao động: Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên minh hợp tác xã,cá nhân … có sử dụng từ 10 người lao động trở lên.
Để được hưởng BHTN, NLĐ cần tiến hành các thủ tục sau: Đơn đề nghị hưởng BHTN, Bản sao HĐLĐ hợp HĐLV đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp theo quy định. Xuất trình Sổ BHXH đã được cơ quan BHXH trực tiếp quản lý xác nhận. Người thất nghiệp khi có đủ điều kiện nêu trên được hưởng các chế độ BHTN tính từ ngày thứ 16 ( tính theo ngày làm việc) kể từ ngày đăng ký với TTGTVL thuộc sở LĐTBXH.
2. Đóng BHTN tối thiểu 12 tháng mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Để hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, NLĐ cần có đủ 3 điều kiện sau:
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc
làm, hoặc chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động, hoặc chấm dứt HĐLV theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
2. Đã đăng ký với TTGTVL thuộc Sở LĐTBXH trong vòng 7 ngày (tính theo ngày làm việc) khi bị mất việc làm, chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;
3. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày ( tính theo ngày làm việc) kể từ ngày đăng ký với TTGTVL thuộc Sở LĐTBXH theo quy định.
* Ngoài ra, NLĐ bị thất nghiệp cũng phải đảm bảo:
- Đã hoàn thiện và nộp hồ sơ hưởng BHTN trong vòng 15 ngày (Tính theo ngày làm việc) kể từ ngày đăng ký thất nghiệp;
- Không thuộc đối tượng hưởng lương hưu.
1. Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương
Mức trợ cấp thất nghiệp(TCTN) hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng BHTN của người lao động.
Thời gian hưởng tối đa |
Thời gian làm việc |
3 tháng |
NLĐ đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng |
6 tháng |
NLĐ đã đóng BHTN từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng |
9 tháng |
NLĐ đã đóng BHTN từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng |
12 tháng |
NLĐ đã đóng BHTN từ đủ 144 tháng trở lên. |
2. Hỗ trợ học nghề. Người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề do cơ quan lao động thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề; Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn; Thời gian được hỗ trợ học nghề không quá 6 tháng.
3. Hỗ trợ tìm việc làm. Người thất nghiệp được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phíthực hiện thông qua TTGTVL thuộc sở LĐTB&XH; Thời gian được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người lao động được hưởng TCTN hàng tháng và không quá tổng thời gian mà người lao động được hưởng trợ cấp theo quy định.
4. Bảo hiểm Y tế. Người thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế; Tổ chức BHXH đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Tạm dừng hưởng BHTN và chấm dứt hưởng BHTN
Bên cạnh việc hưởng quyền lợi từ việc đảm bảo BHTN thì NLĐ cũng tạm dừng hưởng BHTN khi họ không thông báo hàng tháng với TTGTVL thuộc sở LĐTB&XH về việc tìm kiếm việc làm; Các trường hợp như bị tạm giam;
Việc chấm dứt hưởng BHTN thi hành khi NLĐ hết thời hạn trợ cấp thất nghiệp, khi đã có việc làm, thực hiện nghĩa vụ quân sự, hưởng lương hưu. Ngoài ra sau hai lần từ chối nhận việc làmdo TTGTVL thuộc sở LĐTB&XH giới thiệu mà không có lý do chính đáng. Không thực hiện thông báo hàng tháng với TTGTVL thuộc sở LĐTB&XH về việc tìm kiếm việc làm trong ba tháng liên tục; Ra nước ngoài định cư. Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sơ chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; Bị chết.
4. Trách nhiệm của người lao động bị thất nghiệp
Trong thời hạn 7 ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, người lao động phải đến Trung tâm Giới thiệu Việc làm trực thuộc Sở lao động TB&XH nơi đang làm việc để đăng ký thất nghiệp.
Người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV trả lại thẻ BHYT cho người sử dụng lao động ngay trong ngày đầu tiên bị mất việc làm, hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV. Đồng thời đến Trung tâm Giới thiệu Việc làm trực thuộc Sở lao động TB&XH nơi đang làm việc để đăng ký thất nghiệp (Thời hạn đăng ký thất nghiệp tối đa 7 ngày - tính theo ngày làm việc) .
Người lao động phải trực tiếp đến người sử dụng lao động nhận các giấy tờ và sổ BHXH khi được thông báo.
Trong thời hạn 15 ngày, (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày đăng ký thất nghiệp, người lao động phải hoàn thành đầy đủ hồ sơ và nộp cho trung tâm GTVL. Tích cực tìm kiếm việc làm; chấp nhận việc làm phù hợp do TTGTVL giới thiệu.
Trình báo tại Trung tâm GTVL một tháng một lần để thông báo về hiện trạng tìm việc trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thông báo cho Trung tâm GTVL khi tìm được việc làm, bắt đầu nhận lương hưu, bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự, ra ngước ngoài định cư hoặc bị tạm giam.
Sẽ bị coi là vi phạm pháp luật khi cung cấp các thông tin sai sự thật nhằm trục lợi BHTN.
5. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Đóng đầy đủ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp cho người Lao động
Người sử dụng lao động hoàn tất các thủ tục và nộp cho Cơ quan BHXH trực tiếp quản lý để xác nhận sổ BHXH cho người lao động, ngay sau khi nhận lại thẻ Bảo hiểm Y tế từ người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV
Người sử dụng lao động phải thông báo, trả các giấy tờ và sổ BHXH cho người lao động chậm nhất trong thời gian 1 ngày (tính theo ngày làm việc), ngay khi người sử dụng lao động nhận được sổ BHXH từ cơ quan BHXH trực tiếp quản lý.
6. Nguồn hình thành Quỹ BHTN
Quỹ BHTN được hình thành từ 3% tiền lương, tiền công tháng của NLĐ. Trong đó, NLĐ đóng 1%, người sử dụng LĐ đóng 1% và Nhà nước lấy từ ngân sách hỗ trợ 1%. Ngoài ra có tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ và các nguồn thu hợp pháp khác
Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2009 theo Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12.12.2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHXH về BHTN, Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH
Tác giả bài viết: Theo tinkinhte.com
Những tin mới hơn