Đứng trước yêu cầu cấp bách việc đảm bảo ATCT, an sinh xã hội ban lãnh đạo công ty đã chỉ đạo bộ phận ATGT, đội xung kích của các xí nghiệp TTTHĐ Hà Ninh, Bắc Hà Nội, Vĩnh Phú phối hợp với phòng An ninh kinh tế CATP Hà Nội, công an các huyện Phú Xuyên, Đông Anh và thị xã Phú Thọ lên kế hoạch tuần tra, mật phục.
Trao phần thưởng của CATP Hà Nội cho đội bảo vệ công ty
Với tinh thần chỉ đạo kiên quyết của lãnh đạo công ty và sự vào cuộc quyết liệt của giám đốc các xí nghiệp trực thuộc cộng với sự hỗ trợ có hiệu quả về nghiệp vụ của lực lượng an ninh, công an các cấp và đặc biệt là với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục khó khăn không kể lễ, tết, nắng, mưa...của đội an ninh xung kích thuộc các xí nghiệp TTTHĐ một số các vụ việc đã bắt được thủ phạm, giao nộp cho các cơ quan pháp luật đưa xét xử.
Phiên tòa công khai xử 6 đối tượng cắt phá đường dây TTTHĐS và quân sự
Việc đưa ra xét xử công khai trước pháp luật, các đối tượng phá hoại, chộm cắp tài sản nhà nước trong 2 năm 2010, 2011 tại các địa bàn trọng điểm như huyện Đông Anh, Phú Xuyên (Hà Nội) và thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ kịp thời đã có một sức lan tỏa và tác dụng răn đe cao, chính vì thế mà tệ nạn cắt, phá và lấy cắp thiết bị TTTHĐ tại các địa bàn này hầu như chấm dứt, thiết bị TTTH phục vụ chạy tàu và đảm bảo an toàn giao thông cũng vì thế mà được đảm bảo tốt hơn trong các năm vừa qua.
Rừng cau cảnh "che chở" cho đường dây trần TTTH ĐS, một trong
các vi phạm HLBV ATGTĐS điển hình trên tuyến Gia Lâm- Hải Phòng
Không chỉ vậy, khó khăn còn trở lên bội phần và đã thực sự trở thành vấn nạn đối với công ty đó là tình trạng lấn chiếm hành lanh bảo vệ an toàn giao thông đường sắt (HLBV ATGTĐS) tại các tỉnh thành phố, nơi đăt các công trình TTTH đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đường bộ trên toàn địa bàn quản lý của công ty; Sự vi phạm pháp luật trong việc lấn chiếm HLBV ATGTĐS của dân cư sống dọc theo đường sắt mới chính là những khó khăn nan giải mà hiện tại các giải pháp của công ty , ban ngành đã triển khai từ tuyên truyền vận đông, đến cưỡng chế giải tỏa vi phạm và chống lẫn chiếm gần như không có kết quả gì đáng kể.
Rừng cau cảnh sau ngót 2 năm có chủ trương giải tỏa,
Nhọc nhằn, tận tụy của cơ quan chức năng mới giải tỏa được.
Trên toàn địa bàn quản lý của công ty (11 tỉnh, thành phố), những năm trước 2005, HLBV ATGTĐS về TTTHĐ chỉ bị lấn chiếm, vi phạm tại các Tp lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Nam Định thì tới năm 2011 hầu như trên tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ dọc tuyến đường dây TTTH đi qua đều bị lấn chiếm và vi phạm nghiêm trọng; Ngay đến cả những nơi đồng ruộng không cư dân sinh sống trước đây tưởng chừng sẽ yên lành, nhưng nay đã được chính quyền địa phương "Vào cuộc lấn chiếm" thông qua việc cấp đất mở các khu công nghiệp, sổ đỏ, sổ hồng các khu dãn dân cũng là một trong các thủ phạm của hành vi này, nhưng quy mô thì lớn hơn.... và không ai, không có cách gì để ngăn chặn được.
Hành lang bảo vệ ATGT được cấp cho dân, doanh nghiệp... chỉ còn chỗ
cho 1 cột tre đứng để đỡ cả đường dây (phải đàm phán mới có được)?
Trên các tuyến đường cột TTTH hầu như ngày nào, tháng nào cũng có vụ việc vi phạm khi thì dân cư, khi thì chính quyền địa phương, khi thì do kẻ gian phá hoại và ngay cả các dự án trọng điểm quốc gia các nhà thầu thi công đã không tuân thủ phép được cấp thi công ẩu, chộm ... gây ảnh hưởng và khó khăn không nhỏ đến công tác quản lý, bảo trì và đảm bảo ATGT đường sắt, đường bộ của công ty.
Đường dây trần TTTH được mái nhà che chở..."bền quá" !
Khó khăn do điều kiện, đặc điểm SXKD cũng không phải là nhỏ nhưng bằng quyết tâm khắc phục khó khăn công ty vẫn có thể vượt qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích được nhà nước giao; Nhưng để ngăn chặn và giải quyết được tận gốc "Vấn nạn" lấn chiếm HLBV ATGTĐS là một việc làm quá sức của công ty, trên mọi góc độ từ luật pháp, kinh phí cho đến thói quen, tập tục của cư dân, chính quyền địa phương sống dọc theo các tuyến đường sắt.
Một cột tín hiệu cảnh báo phía đường bộ văng xa đến 5m
sau TNGT km 18+806
Chính từ những vi phạm, lấn chiếm HLBV ATGTĐS, cộng với ý thức chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông của người, phương tiện khi qua các đường ngang có lắp thiết bị cảnh báo tự động, liên tiếp trong các năm 2009 đến 2011 đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng, thương tâm mà hậu quả để lại cho xã hội phải nhiều nhiều năm sau mới có thể khắc phục được, như các vụ tai nạn điển hình trên khu đoạn Hà Nội - Phủ lý: Km27+400 Phố Nguộn (9/2009), Km 18+806 Chùa Đậu (3/2011)
Số phận của cột tín hiệu cảnh báo phía đường bộ sau TNGT
Vẫn chưa hết những khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ công ích đảm bảo an sinh xã hội được nhà nước giao, trên địa bàn quản lý của công ty hàng loạt các vụ việc vi phạm của người, phương tiện tham gia giao thông trên các đường ngang cảnh báo tự động, đường ngang có gác cũng là 1 thủ phạm đáng gờm trong việc phá hoại một phần hoặc loại bỏ hẳn các hệ thống thiết bị báo hiệu giao thông đường bộ tại các đường ngang đường sắt.
Tủ điều khiển THĐN CBTĐ (gần 50tr đồng) nằm dưới trục xe
sau vụ TNGT km 15+400 tuyến ĐS Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh
Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt tại các đường ngang, hậu quả theo sau là các hệ thống tủ điều khiển, cột đèn tín hiệu thường bị hư hỏng không thể khắc phục được, thống kê trong 2 năn 2010, 2011 trên 50 vụ tai nạn giao thông đã làm thiệt hại tài sản nhà nước giao công ty quản lý tới ngót 1 tỷ đồng.
Cả cột tín hiệu đường ngang có gác cũng chịu chung số phận
nguyên nhân là lái xe cố tình vượt ẩu khi chắn đã đóng, đèn tín hiệu báo có tàu
Công tác quản lý, bảo trì cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích điều khiển, đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn giao thông trên hệ thống các thiết bị TTTHĐ trong điều kiện môi trường khai thác, vận hành khắc nhiệt và đặc biệt là vốn cấp hàng năm chỉ đạt 50-60% so với kế hoạch ...là một công việc vốn dĩ đã hết sức khó khăn đối với trên 500 CBCNV công ty luôn phải cố gắng hết sức mới có thể hoàn thành.
Cột THĐN CBTĐ thành nơi căng mắc lều quán tạm để bán hàng,
mưu sinh hàng ngày, gỡ bỏ được không...chưa thể.
Những khó khăn bội phần do các yếu tố khách quan mang tới như đã đề cập trên thực sự là gánh nặng quá sức đối với công ty. Nhiều đề xuất, kiến nghị kêu cứu của công ty và cả dư luận xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng đã không ít lần đề cập, lên tiếng về sự lấn chiếm HLBV ATGTĐS nhưng sự chuyển động của các cơ quan chức năng xem ra vẫn quá chậm chạm.
Và chắc chắn rằng nếu không có sự chuyển động đồng bộ từ: người làm luật, để sửa lại các bất cập trong các bộ Luật Đất đai, Luật Đường sắt cho thống nhất về phạm vi gianh giới HLBV ATGTĐS; Quy định rõ chế tài xử lý sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ HLAT GTĐS của chính quyền địa phương: Quy chế phối kết hợp liên ngành; Kinh phí đảm bảo duy trì HLBV ATGTĐS ...thì vấn nạn và hệ lụy kéo theo từ vấn nạn là tai nạn giao thông đường sắt không thể hạn chế và tiến tới khắc phục được về cơ bản.