Những căn bệnh sinh ra từ công nghệ hiện đại
Với những lợi ích như mới mẻ, nhanh chóng, tiện lợi và rút ngắn mọi khoảng cách, công nghệ hiện đại thực sự đã thay đổi rất nhiều cuộc sống của con người chúng ta. Tuy nhiên, mọi thứ trên đời này đều không hoàn hảo. Và ngay cả công nghệ cũng thế, dù nó rất cần thiết cho cuộc sống nhân loại, nhưng đôi lúc cũng gây rất nhiều phiền toái, thậm chí còn gây nguy hiểm cho chính chúng ta.
Chẳng hạn những căn bệnh do công nghệ tạo ra như dưới đây, mà không phải ai cũng nắm rõ.
Cyber-sickness
Còn được gọi là chứng “nôn nao vì chuyển động kỹ thuật số (digital motion sickness)”, được xảy ra khi bạn kéo lên, kéo xuống điện thoại quá nhanh hoặc xem những pha hành động trên smartphone, bạn có cảm giác đau đầu thậm chí là chóng mặt.
Theo giáo sư tai mũi họng thuộc trường đại học Havard, Steven Rauch cho biết kêt quả của trạng thái này đến từ sự chênh lệch cảm giác của dữ liệu đầu vào. “Cảm giác cân bằng của bạn khác nhiều so với cảm giác của những cái được đưa vào đầu bạn,” ông nói. “Khi những dữ liệu này không khớp được với nhau, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt và buồn nôn.” Hay nói cách bạn bạn đang gặp phải hội chứng “xung đột cảm giác” khi bạn nhìn thấy chuyển động tích cực, nhưng bạn không nhận thấy điều này một cách tự nhiên. Nghe có vẻ hơi khó hiểu đúng không các bạn. Nói chung là thế này: hệ thống thăng bằng trong cơ thể chúng ta nhận tín hiệu từ nhiều bộ phận trong cơ thể như từ hệ thống tiền đình nằm trong tai, mắt, cơ và các khớp. Các tín hiệu này thông thường sẽ bổ sung cho nhau. Khi chúng ta nhìn các chuyển động nhanh trên màn hình smartphone, lúc này các tín hiệu từ những bộ phận khác lại không phản ánh chuyển động đó. Đây là nguyên nhân làm chúng ta cảm giác chóng mặt.
Nôn nao do chuyên động kỹ thuật số có thể xảy ra với tất cả mọi người. Dù nhiều nghiên cứu cho thấy hội chứng này ảnh hướng tới phụ nữ nhiều hơn nam giới, hoặc những người bị chứng đau nửa đầu dễ mặc phải căn bệnh này hơn.
Đau tay do nhắn tin – Text claw
Nhưng ai hay nhắn tin hoặc đam mê trò chơi Candy Crush rất có thể sẽ bị mắc chứng bệnh này. Text Claw có triệu chứng đau nhức và bị chuột rút ở ngón tay, cổ tay và cẳng tay do cầm điện thoại quá lâu. Bất kỳ vận động nào cũng có thể gây đau phần dây chằng và phần cơ khi thực hiện liên tục, vì thế nếu bạn sử dụng điện thoại thường xuyên, việc cảm thấy mỏi cánh tay, bàn tay là điều dễ hiểu.
Nếu muốn chấm dứt toàn bộ sự khó chịu này, bắt buộc bạn phải ngừng sử dụng các thiết bị công nghệ. Tuy nhiên bạn cũng có thể duỗi tay ra, rồi xoa bóp hoặc chườm nước nóng/lạnh vào phần cánh tay có thể giúp bạn giảm được sự nhức mỏi.
Mỏi mắt – Eye strain
Việc liên tục đọc tài liệu, viết hoặc lái xe có thể gây mỏi mắt. Không những vậy, nếu nhìn quá lâu vào các thiết bị kỹ thuật số có thể dẫn đến tình trạng nhức mỏi mắt, đau mắt, khô mắt hoặc đau đầu, mệt mỏi. Điều này sẽ làm giảm năng suất làm việc của bạn. Thực tế, các trường hợp kể trên đây đều không quá nghiêm trọng và hoàn toàn có thể chữa được chỉ cần bạn tắt màn hình máy tính đi. Hoặc đơn giản hơn chỉ cần để cho các thiết bị này nghỉ ngơi một lát, thoát khỏi mọi trình duyệt web bạn đang xem.
Các chuyên gia khuyên bạn cứ sau 20 phút hãy tạm dừng việc nhìn vào máy tính. Làm một số hành động thư giãn như nhìn qua cửa sổ hay đi lại trong vòng 20 giây, nếu cảm thấy mắt bị khô, bạn cũng có thể sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt.
Đau cổ do nhắn tin – Text neck
Giống như đau tay do nhắn tin, teck-neck sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu ở phần cột sống và cổ. Thường xảy ra, khi bạn phải cúi xuống quá lâu để nhìn vào điện thoại. “Đây là một căn bệnh khá phổ biến” giám đốc khoa phẫu thuật cột sống tại bệnh viên phấu thuật cột sống và phục hồi chức năng, Kenneth Hansraj nói. “Và bạn chỉ cần nhìn xung quanh bạn thôi, bạn sẽ thấy hầu như ai cũng chỉ cúi đầu xuống.”
Chắc chắn đây sẽ là một nỗi ám ảnh trong thời đại smartphone như hiện nay. Theo tính toán của các chuyên gia, việc cúi đầu xuống để sử dụng điện thoại, đã tạo một áp lực khoảng 27kg lên cột sống của chúng ta. Thói quen này dần dần sẽ khiến cột sống cổ bị thoái hóa, hoặc bị gù lừng. Vì thế để tránh tình trạng phải đi vào bệnh viện để chữa trị. Rất đơn giản, bạn chỉ cần giữ cho cột sống và cổ thẳng khi nhìn vào điện thoại, thay vì cúi xuống 1 góc 60 độ như bạn thường làm.
Rung ảo – Phantom vibe
Nếu bạn đã từng tưởng tượng rằng điện thoại đang rung trong túi quần của bạn, điều này có nghĩa bạn đang bị mắc chứng rung ảo. Hiện tượng này khá phổ biến, theo một nghiên cứu vào năm 2012, có đến 90% sinh viên đại học đều mắc chứng này. Cảm giác rung giả do hành vi cưỡng bách về mặt tâm lý gây nên hoặc đôi khi là do cảm giác lo lắng.
Để giảm những cảm giác khó chịu này bạn có thể tắt điện thoại đi. Hầu hết chúng ta đều luôn đặt điện thoại bên cạnh trong suốt thời gian làm việc, điều này hoàn toàn không cần thiết. Hãy xem xét việc thiết lập thời gian tắt điện thoại khi không cần dùng. Hoặc cài đặt một số thời điểm hay địa điểm mà thiết bị của bạn không được chào đón, sử dụng. Làm vậy sẽ giúp xua đuổi nối ám ảnh này ra khỏi người bạn.
Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Nhiệt từ máy tính có thể gây ảnh hưởng tới tinh trùng, theo một số nghiên cứu mới đây. Điều đáng chú ý hơn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mẫu tinh trùng của những người hay sử dụng laptop thường làm giảm khả năng vận động của họ, hoặc khả năng di chuyển cũng như dễ gây tổn thương DNA. Cả hai trường hợp này sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản nhiều hơn so với các mẫu khác.
Petextrian-itus
Số lượng những người đi bộ bị thiệt mạng do tập trung vào việc sử dụng điện thoại thông minh mà không chú ý khi đang đi đường, càng ngày càng cao. Khi tập trung quá nhiều vào việc lướt web, Facebook hay nhiều thứ khác trên Internet có thể khiên người dùng mất ý thức về thực tại. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc bị phân tâm sẽ làm cho người đi bộ mất nhiều thời gian băng qua đường hơn và đôi khi còn không để ý đèn đỏ đã chuyển thành xanh. Ngay cả khi không dùng điện thoại, cần phải tập trung chúng ta mới có thể tiếp nhận 2 vấn đề trên cùng một lúc. Đây là vấn đề nghiêm trọng nhất do chính công nghệ hiện đại tạo ra. Vì thế để tránh bị va quệt hay bị thương hãy cầm điện thoại trong tay. Tập trung đi đường cho đến khi bạn tới 1 vị trí an toàn nào đó.
Ăn nhiều
Không phải cứ sử dụng điện thoại chúng ta mới ăn nhiều nhưng những người hay dùng công nghệ sẽ ăn nhiều hơn theo thói quen. Các nhà nghiên cứu cho rằng hình ảnh các món ăn có thể kích thích bạn thèm ăn và ao ước được ăn. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, hãy cố gắng ngừng truy cập hoặc bỏ theo dõi mọi trang web, tài khoản chứa nhiều hình ảnh là các món ngon mà chỉ cần nhìn thôi đã thèm “chảy nước miếng” rồi!