Đang truy cập : 581
Hôm nay : 104099
Tháng hiện tại : 701678
Tổng lượt truy cập : 49358424
Nhận diện người quản lý có tài năng trong một khung cảnh hỗn loạn hoặc doanh nghiệp đang tuột dốc, thị phần đang giảm sút, nội bộ kiện tụng, trên dưới bất đồng và thậm chí là doanh nghiệp trên bờ của sự phá sản bạn rất dễ thấy. Nhà quản lý tài năng chính là người nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại được trật tự, lấy lại đà tăng trưởng, lấy lại vị trí vốn có của doanh nghiệp.
Nhưng thường với số đông NLĐ trong các doanh nghiệp, nhất là các công ty nhà nước không dễ để nhìn thấy điều này, một phần vì nếp nghĩ, phần khác là còn nhiều chuẩn mực phi doanh nghiệp khác đang là thước đo của đánh giá người quản lý. Nên cũng dễ hiểu về sự đánh giá lệch lạc, hoặc đôi khi thiếu "tôn trọng" những Người quản lý giỏi hoặc Họ không được coi và đối xử như các "vị tướng" lừng danh thời chiến tranh bảo vệ tổ quốc để mà ca ngợi, tôn vinh, học tập hoặc noi theo.
Phần đông suy nghĩ vẫn cho rằng đã là Người quản lý, người lãnh đạo tất nhiên phải làm được như vậy; Chức vụ, lương bổng họ hưởng là để làm việc đó, "không liên quan đến ta”, mọi việc rồi lại vẫn diễn ra như đã thường diễn ra. Đây là nếp nghĩ, một cách quan niệm sai mà cần phải dần xóa và cũng là mục tiêu cần xây dựng, cần thiết lập để xây dựng văn hóa của mỗi doanh nghiệp.
Có nhiều cách nhận diện Người quản lý chuyên nghiệp, nhà lãnh đạo giỏi, nhưng tự chung cần phải hội tụ đủ các yếu tố cơ bản sau:
- Đầu tiên là phải có tầm nhìn xa, trông rộng mới có thể tạo được sự vững bền trong đầu tư, tận dụng thời cơ và cơ hội kinh doanh để phát triển doanh nghiệp;
- Thứ hai là phải có kiến thức nhất định về luật pháp, quản trị, marketing, tài chính và về quy trình công nghệ thuộc các ngành nghề SXKD chính mới có thể quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực doanh nghiệp;
- Thứ ba là phải có khả năng kết nối giữa tầm nhìn chiến lược, với việc hoán chuyển từ chiến lược dài hạn thành những kế hoạch sách lược, kế hoạch mục tiêu cho từng giai đoạn mang tính khả thi;
- Thứ tư là phải là người luôn "động", ưa cải cách và sẵn sàng chấp thuận sự thay đổi, mới có thể tạo cho bộ máy những khả năng thích ứng trong mọi thay đổi, biến động về thể chế hoặc của thị trường;
- Thứ năm phải có hoài bão, mơ ước và sẵn sàng trở nên khác biệt, Như vậy mới không nhàn chán và đi được bằng lối đi riêng của mình;
- Và cuối cùng phải là người không viển vông, nhưng thích thử thách và sẵn sàng chấp nhận thất bại, như vậy mới có đất để nuôi hoài bão, hưởng thụ hưng phấn khi thành công và để rồi lại tìm một lối đi mới, phương pháp mới đưa doanh nghiệp đi lên.
Nhưng để vắn tắt cho việc kiểm định, đánh giá nhanh hơn, có thể đánh giá thông qua nhóm các kỹ năng quan trọng của một Nhà quản lý giỏi, như sau:
1. Kỹ năng lãnh đạo: là yếu tố hàng đầu và không thể thiếu, được kiểm nghiệm qua việc khả năng thay đổi hệ thống các chuẩn mực quản lý và vị trí của nhân viên; Khả năng thay đổi sản phẩm truyền thống (nếu có); Khả năng đưa hệ thống quản lý, nhân viên dưới quyền làm việc một cách năng động;
2. Kỹ năng phân quyền: là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của mình quyền quyết định vấn đề đó; Khai thác quyền lực của những người khác một cách có hiệu quả khi đã phân quyền hoặc ủy quyền cho họ.
3. Kỹ năng lập kế hoạch: Kế hoạch là phần quan trọng để đảm bảo cho Người quản lý đưa ra những chương trình thực hiện hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã đặt ra; Người quản lý phải am hiểu kế hoạch và chính là người ấn nút để bộ máy của công ty sẽ vận hành theo chương trình đã thiết lập.
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện, nhận diện sớm những vấn đề nổi cộm; tìm nguyên nhân, phân loại; Xác định giải pháp và lựa chọn "Toa thuốc" phù hợp để giải quyết vấn đề một cách suôn sẻ, hiệu quả.
5. Kỹ năng giao tiếp: thành thạo giao tiếp trong công ty bằng các phương pháp "văn nói" và "văn viết"; Biết cách xây dựng, tạo cho nhân viên chủ động, sáng tạo, say mê với công việc để có được lòng trung thành của nhân viên trên cơ sở từ động lực trong toàn hệ thống.
Nếu đã là Người quản lý hãy nên đối chiếu với các kỹ năng trên, bạn sẽ biết còn thiếu cái gì? Nếu thiếu chớ vội lo mà hãy bắt tay ngay vào việc học hỏi từ Sếp, bạn đồng nghiệp và thậm trí ngay cả nhân viên dưới quyền của mình; Đừng cảm thấy bị "Xúc phạm" và lăn tăn trong quan niệm về sự đổi vị trí của mình từ một Người quản lý thành người học việc, từ một “lão làng”, một “Chuyên gia” thành một “trẻ thơ” ....vì mình thực sự đã là "Ngừơi quản lý giỏi" đâu mà lo. Tóm lại một Người quản lý, một Nhà lãnh đạo giỏi cần xác định được công việc của của mình và phải tìm mọi cách để làm chủ nó nhằm đưa công việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, đơn vị.
Tác giả bài viết: LQL
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hasitec.com.vn là vi phạm bản quyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn