Đang truy cập : 342
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 340
Hôm nay : 108798
Tháng hiện tại : 1044883
Tổng lượt truy cập : 57973304
Tàu bánh sắt cao tốc được định nghĩa là đoàn tàu có tốc độ từ 200 km/giờ trở lên. Sau hơn ¼ thế kỷ nó đã chứng minh khả năng cạnh tranh được cả với máy bay, nhất là trong thời bùng nổ loại hình vận chuyển hàng không giá rẻ.
Thời gian bay giữa hai thành phố châu Âu có thể ngắn hơn nhưng do đủ các yêu cầu khác nhau, hành khách đáp máy bay thấy lượng thời gian mình mất… tương đương với thời gian ngồi trên toa xe của một đoàn tàu siêu tốc hành.
Từ TGV đến AGV
TGV (1981) chạy tuyến Paris- Lyon
Tàu điện cao tốc đầu tiên được SNCF (Công ty đường sắt quốc gia Pháp) đưa vào hoạt động năm 1981 với tên gọi TGV (Train à grande vitesse) chạy tuyến Paris- Lyon.
AGV ngày nay với tốc độ 300 km/giờ
Ngày nay nó được gọi là AGV (Automotrice à grande vitesse), tức tàu điện tự hành cao tốc, có khả năng đạt vận tốc 300 km/giờ nhờ được gắn nối vào hệ thống trục kéo trải dài suốt chiều dài của sàn đoàn tàu thay vì phải đẩy/kéo bởi một hoặc hai đầu máy như trước đây.
AVE ở Tây Ban Nha
Ở Tây Ban Nha, đường sắt cao tốc có tên là AVE (Alta velocidad espadola, tức Cao tốc Tây Ban Nha) tuy cũng sử dụng công nghệ mà công ty Alstom đã phát triển sử dụng cho TGV của Pháp.
AVE ở Tây Ban Nha
AVE hiện nối liền Madrid- Cordova-Sevilla trong hành trình chỉ mất 150 phút. Năm 2007 khánh thành tuyến Madrid-Barcelona rồi nối tiếp đến Pháp. Mục tiêu của AVE là đạt vận tốc 350 km/giờ.
ICE ở Đức
Được phát triển bởi gã khổng lồ Siemens, ICE (Inter City Express, tức tàu điện tốc hành liên thành phố) là “TGV Đức” có tuổi đời không thua kém TGV Pháp.
ICE ở Đức
Theo dòng thời gian, hình dáng của hai loại hình vận chuyển cao tốc này cũng đã trở nên rất giống nhau. Hiên nay các đoàn ICE lăn bánh nối kết rất nhiều thành phố lớn ở Đức, từ Hamburg đến Munich. ICE thế hệ thứ 3 cũng có công nghệ trục kéo như AVE của Pháp, đạt vận tốc 300 km/giờ.
TAV ở Ý
TAV ở Ý
Hệ thống xe điện cao tốc ở Ý có tên gọi là TAV (Treno alto velocita) và gồm hai loại tàu: Pendolino ứng dụng công nghệ như tàu ICE Đức với vận tốc 250 km/giờ và ETR 500 (Eletto treno, tức tàu điện) đạt vận tốc 300 km/giờ.
Eurostar ở Anh-Pháp
Đây là TGV Pháp được thiết kế đặc biệt chạy trên đất liền lẫn trong đường hầm dưới lòng biển Manche (gọi là Channel Tunnel, tắt là Chunnel) nối Paris (nhà ga Gare du Nord) với Anh (nhà ga Waterloo lnternational) và Bỉ.
Eurostar ở Anh-Pháp
Khởi hành sau mỗi 60 phút, kể từ khi khánh thành năm 1994, Eurostar thực sự nối liền hai miền đất châu Âu từng có một thời là kẻ thù không đội trời chung. Từ năm 2003 Eurostar đã đạt vận tốc nhanh hơn nên hành trình dài này chỉ còn 2 tiếng 35 phút. Sắp tới đây điểm đi/đến ở London sẽ chuyển sang nhà ga St.Pancras.
Thalys ở châu Âu
Năm 2007 đánh dấu 10 năm ra đời tuyến đường sắt cao tốc Thalys nối liền Paris với Brussels, Antwerp (Bỉ), Amsterdam (Hà Lan) và Cologne (Đức).
Thalys ở châu Âu
Như Eurostar, nó cũng là một TGV Pháp nhưng do khác biệt về đường ray nên ở chặng Paris-Brussels nó chạy ở vận tốc 300 km/giờ nhưng ở các chặng còn lại chỉ đạt vận tốc tối đa 200 km/giờ.
Hy vọng
Một ngày không xa những tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên, như: Ngọc Hồi _ Hà Đông - Nội Bài; Hà Nội - Vinh; Tp Hồ Chí Minh - Nha Trang sẽ trở thành hiện thực!
Tác giả bài viết: LKT
Nguồn tin: lenduong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn