Đang truy cập : 594
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 593
Hôm nay : 97639
Tháng hiện tại : 695218
Tổng lượt truy cập : 49351964
Ngày 07/3/2011 tại Hà Nội, chủ đầu tư Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đã tổ chức lễ ký kết phụ lục hợp đồng của gói thầu số 1 (EPC) dự án hiện đại hóa Thông tin tín hiệu (TTTH) ĐS 3 tuyến đường sắt phía bắc và khu đầu mối Hà Nội (Dự án 3+1) với nhà thầu công ty cổ phần hữu hạn tập đoàn viễn thông Trung Hưng (ZTE). Tham dự và chứng kiến lễ ký kết phụ lục hợp đồng về phía ĐSVN có ông Ngô Anh Tảo Phó TGĐ và ông Khuất Minh Trí chủ tịch công đoàn ĐSVN và đại diện các ban nghiệp vụ, về phía ZTE có các ông Cát Vũ Kiều giám đốc văn phòng đại diện ZTE tại Việt Nam.
Ban quản lý các dự án đường sắt RPMU (đại điện chủ đầu tư) do ông Trần Quốc Đông, giám đốc đã tến hành ký kết phụ lục hợp đồng với ông Hàn Chí Minh, giám đốc dự án ZTE (Nhà thầu được chỉ định) trước sự chứng kiến của các quan khách hai bên.
Lễ ký kết phụ lục điều chỉnh hợp đồng EPC gói thầu số 1 Dự án
"Hiện đại hóa Thông tin tín hiệu 3 tuyến phía Bắc và khu đầu mối Hà Nội" - Ảnh báo ĐSVN
Dự án hiện đại hóa TTTH 3 tuyến phía bắc và khu đầu mối Hà Nội, được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định 3003/QĐ-BGTVT ngày 09/10/2003, nguồn vốn thực hiện chính là vốn vay ưu đãi của chính phủ Trung Quốc theo hiệp định khung giữa hai chính phủ ký kết năm 2005, với tổng giá trị là 530 triệu Nhân dân tệ.
Quy mô giai đoạn I của dự án được xác định là toàn bộ công tác khảo sát thiết kế; xây dựng các công trình đồng bộ; thi công hệ thống cáp quang, thiết bị SDH, chuyển mạch, điều độ dọc các tuyến đường sắt; thay đổi công nghệ tín hiệu điều khiển tại các ga quan trọng và toàn bộ tuyến đường sắt Hà Nội - Lao Cai; huấn luyện đào tạo quản lý...với tổng giá trị giai đoạn I của dự án là 363.784.163 Nhân dân tệ (vốn vay ưu đãi) và 163.608.235.969 VNĐ (vốn đối ứng).
Tuy công nghệ triển khai do nhà thầu đề xuất đã được chủ đầu tư chấp thuận không phải là những công nghệ tiên tiến so với trong nước đã sử dụng và trong khu vực, nhưng nếu dự án nhanh chóng được triển khai theo đúng tiến độ độ cam kết của nhà thầu ZTE, cũng là giải pháp phù hợp để sớm có thể nâng cao chất lượng thông tin liên lạc chỉ huy chạy tàu, đảm bảo an toàn chạy tàu cũng như nâng cao năng lực vận tải trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lao Cai và khu Đầu mối Hà Nội thuộc địa bàn công ty quản lý.
Hy vọng dự án được triển khai cũng là một cơ hội để lực lượng lao động công ty, có điều kiện tiếp cận và tham gia vào một số khâu quan trọng về công nghệ viễn thông, điều khiển của Trung Quốc để có thể tlàm chủ về công nghệ ngay từ ban đầu , thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo trì hệ thống sau khi nhà thầu ZTE bàn giao sử dụng, góp phần phát huy hiệu quả kinh tế của dự án đã được đầu tư.
Tác giả bài viết: lntung
Nguồn tin: Hasitec
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn