23:29 +07 Thứ hai, 16/09/2024

Nhóm tin

Đăng nhập thành viên

Liên Kết Website

Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính
Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng
Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT
Website ĐSVN
Trung tâm dự báo khí tượng TW

Hasitec Email

mail.hasitec.vn

Đang truy cậpĐang truy cập : 53

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 52


Hôm nayHôm nay : 34202

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 535714

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 47403495

Train Vs Everythings

Trang nhất » Tin tức » Tản mạn đó đây » Du lịch

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - Hải Phòng 2011

Thứ ba - 06/09/2011 21:57
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - Hải Phòng 2011

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - Hải Phòng 2011

Những điều cần bàn để lễ hội thực sự trở thành một không gian văn hóa, mang đậm bản sắc người miền biển Đồ Sơn và gìn giữ, phát triển nét đẹp trong con mắt du khách gần xa
  
Những cái được
   Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn thực sự bắt đầu từ ngày 7/8 âm lịch, mở đầu là phần lễ rước nước truyền thống vào sáng 4/9/2011 (7/8 âm lịch), tại đền Nghè linh thiêng, phường Vạn Hương, với 7 đoàn rước đến từ 7 phường và 16 ông chủ trâu có trâu được vào tham gia vòng chung kết. Phong tục cũ vẫn lưu truyền thì đầu tiên là đoàn rước nước vào đền của phường Vạn Hương, sau đó là các đoàn có trâu vô địch, thứ 2 và thứ 3 của lễ hội năm trước; tiếp đó các đoàn theo thứ tự xin nước thiêng từ đây và rước về đình làng mình và tiến hành các nghi lễ truyền thống, sau các nghi lễ này các "trâu chọi" được lên cấp thành các "Ông Trâu" chuẩn bị cho ngày chính hội 9/8 âm lịch.

 
Lễ rước nước từ đền Nghè phường Vạn Hương, về các đình làng để tế lễ
Lễ rước nước từ đền Nghè phường Vạn Hương, về các đình làng để tế lễ
(Ảnh báo Hải Phòng)

Thật khó mà giải thích hoặc lý giải được nguyên nhân sự cuốn hút của lễ hội này đối với người dân Đồ Sơn nói riêng và các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Từ chiều ngày 4/9/2011 mườn mượt, dòng người, xe cộ đổ về bán đáo nhỏ bé này để tranh mua, tranh bán tấm vé vào xem 15 trận chung kết lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2011. Tấm vé gốc được in với mệnh giá là 100.000 VNĐ, nhưng mua qua tay cò vé tối ngày 5/9 thường có giá từ 250.000 – 300.000 VNĐ/vé, giấy mời thì có giá bán cao gấp đôi …ít nhất theo ước tính cũng có đến cả vạn "tín đồ" của lễ hội chọi trâu này, tìm mọi cách xoay xở để kiếm được một chỗ đứng với "giá hợp lý" trên cái sân vận động nhỏ bé mà bình thường chỉ chứa được 1 vạn người này.


Mới 6h00 sáng sau một cơn mưa biển bất chợt, các xế hộp đã....
chen chúc để mong kiếm được chỗ gửi gần nhất với giá dưới 100K
 
   Để đến được với vòng chung kết này, biết bao nhọc nhằn, lo lắng, chăm lo từng mớ cỏ, huấn luyện từng bước đi, cách quỳ, rồi luyện thể lực … của những quản trâu và các chủ trâu của 160 trâu chọi. Mỗi trâu chọi một dáng vẻ, từ độ lỳ lợm, thế vào cuộc, đòn khóa cáng, đòn móc hiểm, cách giải cáng, cách lấy uy, lấy thế và chiến thuật trên sới chọi của mỗi trâu đều phảng phất gì đó tính cách, niềm đam mê và quan niệm về chiến thuật và cách giành chiến thắng của mỗi chủ trâu. Và chiến thắng chỉ giành cho chủ trâu nào hiểu được tính cách, khí chất của trâu mới có thể làm chủ được phương pháp huấn luyện, trâu chọi mới có chiến thuật vào cuộc phù hợp, có độ dẻo dai như mong muốn, đây chính là cái cần thiết để đưa các trâu chọi trở thành ông trâu trong vòng chung kết của các lễ hội chọi trâu ở miền ven biển này.
   Những đánh giá của giới thạo tin, đã theo dõi các vòng loại và am hiểu về tứng trâu tham gia vòng chung kết đều nhận định các ông trâu: số 30 của ông Lương Trác Giai (Vạn Sơn),  số 25 của ông Đinh Đình Ngọc (phường Ngọc Hải), số 23 của ông Hoàng Gia Thành (Ngọc Hải); số 15 của ông Lưu Đình Võ (Vạn Hương)  dự kiến là những trâu sẽ vượt qua các vòng loại của chung kết để vào đến trận chung kết

Quang cảnh không mấy trật tự, có tổ chức trước giờ khai mạc
 
   Đúng 8h00 sáng ngày 6/9/2011 tức ngày 9/8 âm lịch, hội chọi trâu Đồ Sơn 2011 đã khai mạc tại sân vận động trung tâm quận Đồ Sơn. Sau hồi trống hội khai mạc của ông Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, từ 8h00 đến 8h30 là các màn trống, chiêng hội lúc trầm bổng, lúc âm vang thể hiện chí khí quật cường và tinh thần thượng võ của người miền biển Đồ Sơn và màn múa của các tốp trai tráng thanh niên miên biến hết sức đẹp mắt, khiến cho bâu không khí lễ hội lại càng thêm phần náo nhiệt dưới cái nắng oi của đầu thu như muốn níu kéo lại mùa hè của biển.

Trận chung kết giữa hai trâu số 15 và trâu số 30
Trận chung kết giữa hai ông trâu số 15 và trâu số 30 (Ảnh Dantri)

Đến với vòng chung kết lễ hội chọi trâu Đồ Sơn lần này có16 ông trâu đã vượt qua các vòng đấu loại của 160 trâu chọi, mỗi ông trâu được một “Trưởng giáp” một cái danh vô cùng quan trọng, cao quý với người dân các phường thuộc quận Đồ Sơn. Vòng chung kết sẽ qua 4 vòng đấu: 1/16, tứ kết, bán kết, chung kết với tổng số là 15 trận đấu.
Hai trận bán kết thứ nhất trâu số 15 chủ động đánh đánh đòn "hổ lao", cáng bốc đầu áp đảo trâu số 08 phải bỏ bỏ chạy sau 1 vài phút và giành 1 vé tiến thẳng vào chung kết. Trận bán kết thứ 2 trâu số 23 cáng trâu số 30, nhưng trâu số 30, làm động tác quỳ tháo cáng thành công rồi phản công liên tiếp, buộc trâu 23 bỏ chạy giành nốt tấm vé thứ 2 vào chung kết.

Rước 'Ông trâu' số 30, vô địch về phường Vạn Sơn
Rước "Ông trâu" số 30, vô địch về phường Vạn Sơn
 
Cặp trâu 15 và 30 vào chung kết trước sự cổ vũ, reo hò của khoảng 2 vạn kháng giả (đã ra về 1/3) giữa cái nắng, oi bức chính ngọ, thoạt đầu  hai trâu không vào cuộc ngay mà thăm dò nhau, rồi bất ngờ trâu số 30 áp sát ra đòn phủ đầu quyết liệt, bằng uy phong của mình giành chiến thắng trước trâu số 15, đoạt ngôi vô địch. Phần thưởng 40 triệu đồng giành cho cho trâu số 30, chủ trâu ông Lương Trác Giai (Vạn Sơn) người có nhiều năm kinh nghiệm và đeo đuổi nghiệp này nhưng chưa một lân đoạt giải cao. Giải 2 với phần thưởng 25 triệu đồng cho trâu số 15 Chủ trâu ông Lưu Đình Võ (Vạn Hương)  và giải ba với giá trị phần thưởng la 15 triệu đồng cho hai chủ trâu số 08, ông Ngô Quang Vịnh (Minh Đức) và trâu số 23, ông Hoàng Gia Thành (Ngọc Hải).


Và cuối cùng các ông trâu thắng, thua và kể cả các trâu .... cũng
cùng chung một số phận trên những cái bàn được đánh số này

Cái chưa được
   Mùa lễ hội chọi trâu bán đảo Đồ sơn đã khép lại, cái được là tôn vinh truyền thống thượng võ của cư dân miền biển Đồ Sơn, duy trì tập tục văn hóa truyền thống lâu đời, tăng thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ ăn theo lễ hội. Nhưng dưới một góc nhìn khác, một lễ hội cấp quốc gia và đang dự định trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể nhân loại, thì còn quá nhiều cái cần phải làm, mà các cơ quan hữu trách cần phải thực thi ngay, để làm sao mỗi lần lễ hội được tổ chức là mỗi lần chất văn hóa được thấm đậm hơn và không gian văn hóa được mở rộng hơn.
   Thứ nhất là: cách thức, phương pháp bán vé cho du khách thập phương là không phù hợp, thiếu minh bạch; số lượng vé bán, giấy mời phát hành vượt qúa sức chứa của sân vận động Đồ Sơn đến hơn 2 lần;
Phải chăng ban tổ chức chỉ quan tâm đến doanh thu từ lễ hội, mà không quan tâm đến quyền lợi của du khách?

Tầng tầng, lớp lớp đi xem người, xem mũ, xem ô....... hay xem chọi trâu
Tầng tầng, lớp lớp đi xem người, xem mũ, xem ô....... hay xem chọi trâu

 
   Thứ hai là cơ sở hạ tầng nơi tổ chức hội chọi trâu, bao gồm: quy mô sân vận động, ghế ngồi các khán đài,  hệ thống cửa ra vào, cửa thoát hiểm, hệ thống đường vào ra khu vực thoát nước kém gây cản trở cho du khách tham gia lễ hội…. không phù hợp với quy mô của một lễ hội cấp quốc gia; Người viết bài này cũng phải cởi giầy để vào được sân vận động, vé thì cao mà không có lấy một chỗ ngồi để có thể xem được các màn giao đấu của các ông trâu, may mắn và "nhanh trí" cũng kiếm được 1 chỗ ngồi tạm trên hàng rào ngăn cách giữa khu vực khán đài và sân đấu nên cũng xem lúc được lúc mất, muốn chụp được một vài kiểu ảnh của các ông trâu thi đấu - Tưởng là dễ nhưng vào rồi mới biết đó là điều không tưởng, nhưng còn khá hơn anh bạn đi cùng nhiều, vì không phải thuê 1 cái ghế nhựa loại thấp (cao 40cm) để kiễng đứng xem với giá 100.000VNĐ, mà chỉ xem được có ô và mũ ... của lớp người đứng trước bao quanh hàng rào bảo vệ của sới chọi.

Chật trội, oi nồng, thiếu dưỡng khí..... nên tạm ngất xỉu tại sân
Chật trội, oi nồng, thiếu dưỡng khí..... nên tạm ngất xỉu tại sân

   Thứ ba là: điều hành của ban tổ chức đối với các chủ trâu là thiếu kiên quyết, làm người xem có lúc phải chờ đợi dưới cái nắng oi nồng  hàng chục phút, các cặp trâu chọi mới được dắt ra sân; tổ trọng tài thì để quá nhiều người nhà của chủ trâu vào sân mất đi cái vẻ trang nghiêm của sới đấu, không biết trâu đấu hay quản trâu và người nhà của chủ trâu thi đấu với nhau.
   Thứ tư là: hệ lụy của lễ hội là nạn cờ bạc, cá độ vẫn phổ biến, ngồi bất cứ quán nước, quán bia vỉa hè nào cũng nghe được, biết được mức cá cược cho trâu nào bao nhiêu, thậm trí có người còn tổ chức tập trung với màn hình lớn, phòng máy lạnh để cho các con bạc và dân cò mồi tiện bề hành xử.
    Thứ năm là: đưa "thịt trâu giả" vào bán trong dịp lễ hội thu lợi bất chính không phải là khó thấy; Đã có hàng chục tấn thịt trâu được vận chuyển từ các tỉnh lân cận về, cung cấp cho nhu cầu của Đồ sơn trong những ngày lễ hội này; Nếu không phải cung cấp cho du khách thưởng thức hoặc mua mang về làm quà thì tiêu thụ ở đâu cho hết?


 Lò giết mổ lưu động để hành xử với các trâu ... không số.
 
Nhiều vỉa hè của các con phố ngày thường vốn sạch sẽ, vắng vẻ nhưng trong những ngày này đã trở thành những lò giết, mổ “trâu chọi” lưu động, đông vui, nhộn nhịp khác thường; Du khách tới bất kỳ nhà hàng, góc chợ nào nếu có nhu cầu thưởng thức thị trâu hoặc mua một vài kg về làm quà cũng đều được giải thích là thịt "trâu chọi" của ông chú, ông bác và số ông trâu  là ....nên giá có “cao hơn một chút”, gấp 3 gấp 5 lần so với ngày thường thôi...anh, chị làm một đĩa hoặc mua vài, ba kg để lấy may...
Thiết nghĩ kinh doanh kiểu chặt chém như vậy, cứ thỏa sức "té nước theo trâu" như vậy thì làm sao mà có thể lấy được hình ảnh đẹp, sự cảm tình và mếm mộ của của du khách đối với vùng đất có lễ hội văn hóa truyền thống nổi tiếng có lễ hội "Chọi trâu", mà nhắc đến là gắn liền với địa danh "Đồ Sơn" từ hàng trăm năm nay, chứ không nhắc đến lễ hội chọi trâu ở các vùng miền khác như Tuyên Quang, Phú Thọ.

   Muốn có danh hiệu "Di sản văn hóa phi vật thể" được thế giới công nhận, không hẳn là khó so với các tiêu chí của UNESCO đặt ra (Việt Nam đã có tới 7 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận); Nhưng điều quan trọng hơn là làm sao gìn giữ, phát triển cho ngang với cơ, xứng với tầm của một Di sản văn hóa thế giới, để lễ hội thực sự trở thành một "không gian văn hóa", một bản sắc riêng của dân miền biển Đồ Sơn - Ví dụ như lễ Hội Gióng - Đền Sóc, Đền Phù Đổng có nét gì đó rất văn hóa, chu đáo, bài bản trong tổ chức, đã được UNESCO công nhận ngày 16/11/2010;  Được vậy  thì danh hiệu Di sản tự nó sẽ có vị trí xã hội, tính cộng đồng để rồi cũng chính nó lan tỏa, quảng bá hình ảnh Lễ hội "Chọi trâu - Đồ Sơn" như một hành trang làm giầu thêm truyền thống văn hóa phong phú của một nước Việt với nhiều nghìn năm văn hiến, để giới thiệu với bạn bè, du khách trong, ngoài nước từ đó có cơ hội, điều kiện để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn du lịch, dịch vụ cho cả vùng miền.
 

Tác giả bài viết: LVH

Nguồn tin: Hasitec

Tổng số điểm của bài viết là: 588 trong 163 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin ảnh

 Hoạt động công ty
32 photos | 55232 view
 An toàn giao thông
95 photos | 80539 view
 Kỹ thuật công nghệ
21 photos | 49760 view
 Cộng đồng Hasitec
-1 photos | 68254 view

Công nghệ

Giới thiệu giải pháp công nghệ CBTC-URBALIS của Alstom Transport .SA
Alstom Transport nhà chuyên gia, người đi tiên phong trong các...
Giới thiệu công nghệ SelTrac-CBTC của Thales Group
THALES GROUP là một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế...
Giới thiệu thiết bị Barrier TD 96/2 của Wegh Group (Italy)
Tập đoàn công nghiệp đường sắt Wegh Group là một trong những tập...
Mạng 4G và những ưu thế vượt trội
(PCWorldVN) Gần 7 tỷ thuê bao di động, sắp bằng dân số thế giới,...
Phần mềm quản lý, điều hành giải quyết trở ngại, sự cố online HasitecTN
Thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2015 của Tổng giám đốc công ty...

Danh ngôn