Đang truy cập : 70
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 69
Hôm nay : 34397
Tháng hiện tại : 535909
Tổng lượt truy cập : 47403690
Đền Trần là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (đền Thượng) thờ 14 vị vua Trần, được xây dựng từ thời Hậu Lê; đền Cố Trạch (đền Hạ) thờ Trần Hưng Đạo, được xây từ thời Nguyễn và đền Trùng Hoa. Đền Thiên Trường, chùa Phổ Minh là cụm di tích văn hoá Trần nổi tiếng, thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, Nam Định.
Đền Trần trước giờ khai ấn
Đền Trần và chùa Phổ Minh liền kề nhau tại thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, Nam Định đã trở thành một cụ di tích lịch sử văn hóa lịch sử có tiếng của Tỉnh Nam Định, mỗi năm có tới hàng vạn khách thập phương đến cúng, lễ vào dịp này.
Lễ khai ấn là tập tục có từ thế kỷ XIII, nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ, hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên- Mông sau đó, Lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được vua Trần Thánh Tông cho mở lại. Trải bao thăng trầm, biến cố của lịch sử , ấn cũ không còn, tới năm 1822, vua Nguyễn hiệu Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại
Hòm ấn trong hậu cung
Lễ khai ấn được tổ chức về hinh thức, quy trình cũng giống như mọi năm. Khởi đầu là các bô lão tề tựu tại đến Cố TRạch để lề đức thánh trần và sau đó thực hiện lễ rước ấn từ sân đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường.
Phó thủ tưởng Nguyễn Thiện Nhân tham dự lễ khai ấn
Lễ khai ấn được tiến hành vào giờ Tý trong khoảng từ 22h45 đến 23h15 tại hậu cung đền Thiên Trường, tổ chức lễ khai ấn gồm đại diện các vị lãnh đạo cùng 14 cụ bô lão của 7 làng phường Lộc Vượng (Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc ). Lễ khai ấn giờ Tý này chỉ mang tính hình thức và 9 lá ấn được đóng tại để dâng tại các đền, chùa thuộc phường Lộc Vượng
Nội dung lá ấn vẫn như mọi năm, và được in từ chiếc ấn đang lưu giữ tại Đền Trần (bao gồm các chữ: “Trần miếu tự điển, Tích phúc vô cương”, chỉ có khác về thể thưc trình bày; Hòm ấn gồm 2 ấn, được đặt trang trọng trên ban thờ và theo ban tổ chức sẽ có tới 15.000 lá được phát cho các tín đồ, khách thập phương.
Khách thập phương – Hàng rào sắt – Hàng rào cảnh sát
Sau lễ khai ấn từ 23h30 đền được mở để khách thập phương vào tế lễ, cầu tài lộc, quan trường và xin lá ấn…và kéo dài đến khoảng 3h00 sáng ngày rằm tháng Giêng (tức ngày 17/02/2011) thì gần như kết thúc.
Lòng thành của khách thập phương…chắc năm Tân Mão..
Tuy công tác chuẩn bị của thành phố Nam ĐỊnh năm 2011 được cho là hoàn hảo, nhưng còn nhiều việc cần phải bàn như nạn tắc đường, kẹt xe; cháy nhà nghỉ, khách sạn; cháy cơ sở dịch vụ trông giữ xe máy, ô tô và ăn uống để có thể đáp ứng được các yêu cầu của khách thập phương...... với cấp chủ yếu là "xế hộp" mà trên 70% có "chứng minh thư" 29, 30...từ A đến Z, giá trông bao xe từ 100.000 đến 200.000 đồng/xe, một bát phở chín ngày thường 15.000 đồng thì tại đường Trần Hưng đạo cũng có giá đến 30.000 đồng....
Một điều đáng chú ý như ban tổ chức đã thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng là công tác an ninh, trật tự phục vụ khu vực lễ hội sẽ được cải thiện một cách đáng kể, có tới 75 bàn phát lá ấn, nhưng thực sự không khác hơn gì so với các năm trước, tại khu vực xin lá ấn vẫn nạn chen lấn xô đẩy, đứng lên vai nhau mà giật lấy lá ấn, nhiều lá ấn được mua 20.000đồng và bán lại cho khách thập phương từ 50.000 đến 150.000đồng, thế mấy biết nơi "âm" ghế quan cũng có giá.....nhưng rẻ và nếu không muốn bỏ chút tiền ra mua lấy lá ấn may mắn vào đúng giờ Tý, thì chỉ còn cách "Phi thân", "tàng hình" hoặc "Độn thổ" hoặc cố mà chen để "Ngất luôn tại chỗ"; nạn mất ví, mất điện thoại di động cũng vẫn như thường lệ...những nguyên do chính vẫn ở khâu tổ chức còn thiếu tính chuyên nghiệp.
Vất vả với lá ấn và không biết quan trường có thuận lợi?
Khách thập phương thì khỏi phải bàn, vẫn truyện cũ nói lại là "Nét văn hóa" của những người thực hiện nhiệm vụ "văn hóa tâm linh" là trèo tường, độn thổ...rồi đói, mệt và cứ thế hồn nhiên xả rác, mọi nơi, mọi chỗ có thể được... và chắc rằng sau ngày 17/02/2011 thì hàng chục tấn rác sẽ là hệ lụy của dân phủ Thiên Trường.
"Nét đẹp" thường ngày....Người đi của "ở lại"
Còn đây là "sung sướng" đến "toát mồ hôi"
và thậm trí đến "phát khóc" trong cái lạnh của ngoài trời 14oC
Người sưu tầm viết bài này, cũng may mắn được chứng kiến một số cảnh của "Đêm khai ấn đền Trần", vì tuy đến thì sớm nhưng vào được đến đến đền Thiên Trường với quãng đường chưa đến 1,5km, phải đi vòng QL10 mất cả 90 phút mới quay lại để rẽ vào được đền Trần. Chợt nghĩ phải chăng tín ngưỡng và cách duy trì tín ngưỡng làm sao cho đỡ tốn kém, có "văn hóa" ,; muốn vậy chúng ta nói chung và những quan chức làm văn hóa của nước nhà nói riêng cần phải học nhiều,và không khó lắm, xa lắm cứ học ngay nước láng giềng Trung Quốc là đủ. Nhưng trước hết Tâm linh quan trọng nhất là "Tự Tâm" và "Tâm hương" cần phải luôn có trong mỗi người hành hương.
Tác giả bài viết: LVH
Nguồn tin: Hasitec
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hasitec.com.vn là vi phạm bản quyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn