Đang truy cập : 579
Hôm nay : 91745
Tháng hiện tại : 689324
Tổng lượt truy cập : 49346070
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tháng 12 năm 2010 đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác an toàn giao thông năm 2010, theo số liệu tổng kết của hội nghị năm 2010 số vụ tai nạn giao thông tăng 1.778 vụ so năm 2009. Tai nạn giao thông gia tăng hàng năm và có chiều hướng diễn biến ngày một phức tạp, các nghị quyết về kiềm chế và đẩy lùi số vụ việc về TNGT thực hiện chưa mấy hiệu quả, chưa có giải pháp nào mang tính đột phá, khả thi để có thể ngăn chặn được TNGT. Số lượng người chết và bị thương do TNGT ở Việt Nam đang được xếp vào nước có tỷ lệ cao nhất thế giới, với trung bình hơn 30 người chết do TNGT mỗi ngày
Theo báo cáo của ủy ban năm 2010, toàn quốc đã xảy ra 14.442 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.449 người, bị thương 10.633 người. Như vậy, số vụ giao thông năm nay đã tăng 1.778 vụ so với năm 2009. Tai nạn giao thông ở mức độ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đều xảy ra trên các loại phương thức trên bộ, dưới nước và trên đường sắt.
Xe tải 90T 6816 vượt ẩu tại Km50+275, gây tai nạn cho tàu TN6 ngày 06/8/2010
Về TNGT đường sắt theo thống kê trong báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và triển khai nhiệm vụ năm 2011 của Đường sắt Việt Nam ngày 05/01/2011, trong năm 2010 đã xảy ra 451 vụ tai nạn đường sắt trên phạm vi cả nước làm 211 người chết và 284 người bị thương. Trong đó có 2 vụ đặc biệt nghiêm trọng và 174 vụ nghiêm trong. Con số này cho thấy tỷ lệ tai nạn giao thông đường sắt đã giảm khoảng 24% so với năm 2009 (năm 2009 xảy ra 549 vụ). Do TNGT và các sự cố chạy tàu nên trong năm 2010, dẫn đến tổng số giờ tàu bị chậm là 2320 giờ, làm thiệt hại 36 đầu tầu, 25 toa xe và 182 ô tô, xe máy. Tổng kết các vụ việc TNGT ĐS thì có tới trên 80% vụ TNGT ĐS hầu hết xảy ra tại các điểm giao cắt đồng mức với đường bộ (đường ngang) mà dân tự ý mở để vượt qua đường sắt.
Phân tích các vụ tai nạn giao thông nói trên cho thấy, có tới 53% số vụ xảy ra trên các điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ. Trong đó có 13% số vụ tai nạn xảy ra tại các đường ngang hợp pháp; 87% số vụ tai nạn xảy ra tại các lối đi dân sinh tự mở trái phép qua đường sắt. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn này là đường sắt quốc gia hiện đang còn tồn tại quá nhiều điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ (theo thống kê số liệu đến tháng 6/2010 có 1.542 đường ngang hợp pháp và 4.725 đường ngang dân sinh bất hợp pháp).
Hậu quả của việc không chấp hành luật (TNGT Km 15+380)
Một điểm đáng chú ý về TNGT ĐS là tại khu vực Hà Nội thuộc phạm vi quản lý của Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội thì sự vi phạm các quy định về luật giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi qua các đường ngang có lắp đặt thiết bị cảnh báo tự động (báo tàu đến gần) trong năm 2010, có tốc độ gia tăng ở mức đột biến, chóng mặt gây lo ngại đối với cả cộng đồng về sự an toàn của hành khách cũng như phương tiện giao thông đường sắt. Chỉ tính riêng số vụ TNGT giữa phương tiện vận tải đường sắt với phương tiện vận tải đường bộ xảy ra trên các đường ngang có lắp đặt hệ thống tín hiệu cảnh báo tự động, khu đoạn Hà Nội – Phủ Lý, trong năm 2010 đã xảy ra 21 vụ - tăng 400% so với năm 2009.
Tai nạn giao thông Km8+200 tuyến đường sắt Hà Nội -Tp Hô Chí Minh
Như vậy có thể khẳng định là tuy các cấp, ngành đã vào cuộc trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động cộng đồng chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông và ngành đường sắt nói chung, Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội nói riêng, đã đầu tư nhiều tỷ đồng để nâng cấp, xây dựng mới và tăng cường công tác kiểm tra, ứng trực giải quyết sự cố các hệ thống thiết bị cảnh báo tự động, nhằm mục đích đảm bảo an toàn giao thông, nhưng kết quả chưa thu được là bao.
Với 21 vụ TNGT xảy ra trên các đường ngang cảnh báo tự động năm 2010, 100% thiết bị cảnh báo tự động trước thời điểm xảy ra tai nạn vẫn hoạt động bình thường, trong số 21 vụ TNGT ĐS thì có đến gần 50% số vụ tai nạn kéo theo làm hư hỏng 1 phần hoặc hoàn toàn hệ thống cột tín hiệu, tủ điều khiển gây thiệt hại về tài sản của nhà nước hàng trăm triệu đồng, song song với trăm ngày công lao động để lắp đặt mới hoặc khôi phục lại.
Mật độ đường ngang dân sinh dày đặc "nhất thế giới" Phú Xuyên
Kẻ tội đồ gây tai nạn Km15+380, đứng nhìn hậu quả ..ăm 2011, tình hình về tai nạn không có gì khả quan chỉ tính riêng khu đoạn đường sắt này đã xảy ra tới 4 vụ TNGT ĐS: Km 15+380 ngày 10/1 với tàu hàng 237; Km 1+922 ngày 25/1 với tàu TN6; Km 15+380 ngày 28/1 với tàu TN20; km 54+670 ngày 29/1 với tàu TN17 làm chết va bị thương 7 người (gần bằng số vụ cả năm 2009).
Mặt khác, qua phân tích tình hình TNGT ĐS của hai thành phố có mật độ dân số lớn nhất nước ta hiện nay là Hà Nội và TP HCM cho thấy, TP HCM với gần 14km đường sắt, hiện chỉ có 27 đường ngang hợp pháp và đặc biệt không có bất kỳ một đường ngang bất hợp pháp nào. Năm 2010 trên toàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ xảy ra 4 vụ TNGT ĐS làm chết 2 người và bị thương 2 người. Trong khi đó, thành phố Hà Nội chỉ tính tương đương 14km đường sắt trên tuyến Bắc-Nam từ ga Hà Nội đến xã Nhị Khê, huyện Thanh Trì, hiện đang có 55 đường ngang hợp pháp (gấp gần 2 lần TP HCM) và đặc biệt có đến 169 đường ngang bất hợp pháp (dân sinh), chính vì vậy năm 2010 trên đoạn đường này đã xảy ra 37 vụ TNGT ĐS (gấp trên 9 lần); làm chết 17 người (gấp trên 8 lần) và bị thương 24 người (gấp trên 14 lần) so với cùng số kilômét chiều dài đường sắt trên cùng một tuyến đương để so sánh với TP Hồ Chí Minh.
Tầu đến mặc tàu, chắn đóng mặc chắn......đường ta ta cứ đi
Một lý do, nguyên nhân khác được quy kết và lặp lại nhiều lần trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn về an toàn giao thông trong những năm gần đây vẫn là “Ý thức của người tham gia giao thông thấp” hay nói cách khác “văn hóa giao thông” của cộng đồng còn ở mức thấp. “Văn hóa giao thông” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo đảm trật tự ATGT năm 2011, văn hóa giao thông không chỉ được nhìn từ phía người dân mà cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của các ngành, các cấp, và chính quyền địa phương để thu được hiệu quả cao hơn trong việc tuyên truyền luật giao thông đường sắt, đường bộ, xóa bổ tận gốc các nguy cơ tiềm ẩn và đe dọa đến an toàn giao thông. Giải pháp vào cuộc có thể từ nhều hướng khác nhau, như quan trọng nhất cần tập trung vào một số vấn đề sau:
1. Thực hiện có hiệu quả quyết định 1856/QĐ-TTg của Chính phủ và Quy chế 929/2006/QC-LN về phối hợp trong công tác bảo đảm TTATGT đường sắt và đặc biệt là việc giải tỏa các vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt đã bị lấn chiếm, nhất là tại các đường ngang có lắp đặt thiết bị cảnh báo tự động nhằm đảm bảo tầm nhìn quy định cho người điều khiển các phương tiện giao thông.
Ngang nhiên lấn chiến hàng lang ATGT đường sắt
2. Giao nhiệm vụ và quy kết trách nhiệm trong việc đảm bảo và gìn giữ hành lang an toàn giao thông đường sắt sau giải tỏa, chống tái lấn chiếm cho các chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua; Định kỳ tổ chức họp liên ngành giữa công an, thanh tra giao thông đường sắt, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng. Chính quyền địa phương các cấp, thực hiện nghiêm chỉnh điều 35 và điều 82 của luật đường sắt trong việc đảm bảo hành lang ATGT ĐS và an ninh trật tự, an toàn GTĐS.
3. Kiên quyết cho đóng lại các đường ngang dân tự ý mở trái phép, xây dựng hệ thống đường gom để đóng các đường ngang cảnh báo tự động: không đảm bảo tiêu chuẩn quy định theo điều lệ đường ngang 2006, như các cụm đường ngang Km1, Km4, Km9.
Lấn chiểm từng mét với công trình đảm bảo ATGT
4. Có giải pháp đồng bộ, chỉ đạo kiên quyết để đóng lại các đường ngang cảnh báo tự động có mật độ người và phương tiện tham gia giao thông lớn, là điểm đen về TNGT như đường ngang cảnh báo tự động Km 11+850 thuộc khu đoạn Hà Nội – Phủ Lý (Đường ngang này ngày 27/7/2010 đã xảy ra 2 vụ TNGT ĐS làm chết 4 người và các cơ quan chức năng đường sắt đã 3 lần tổ chức đóng đường ngang nhưng chưa đóng được, do vướng vào phản ứng thái quá của dân cộng với sự vào cuộc thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương sở tại.
Qua đường ngang, thực sự phải "vượt dốc" cao, xe nào qua được?
5. Có giải pháp chung giữa đường sắt Việt Nam và Tổng cục Đường bộ Việt Nam về đảm bảo khoảng cách tối thiểu và độ dốc tại các điểm giao cắt đồng mức khi đường sắt, đường bộ đi song song với nhau của trên 300 km, đặc biệt là khu đoạn đường sắt Hà Nội - Phủ lý vừa chồng lấn về hành lang bảo vệ, vừa có độ dốc lớn đoạn đường bộ từ QL1A cũ vào đường nganh (có đường ngang dốc trên 20 độ); Cấm toàn bộ xe ô tô đi vào các đường ngang cấp xã, phường tại khu đoạn đường sắt nguy hiểm này Hoặc có kế hoạch chuyển gấp các đường ngang cảnh báo tự động có mật độ giao thông cao, tầm nhièn, quan sát hạ chế sang đường ngang có gác.
Trước mắt để đảm bảo ATGT ĐS trên khu đoạn này, công ty Thông tin tín hiệu ĐS Hà Nội đã bổ sung thêm một lần kiểm tra hàng ngày cho toàn bộ thiết bị tín hiệu đường nganh cảnh báo tự động (ngoài quy định) và cử người chốt gác hỗ trợ, cảnh báo, hướng dẫn giao thông tại một số đường ngang đã trang bị tín hiệu cảnh báo tự động có mật độ người, phương tiện tham gia giao thông lớn để đảm bảo an toàn giao thông vào các dịp lễ, tết hoặc những sự kiện quan trọng của đất nước.
Hy vọng bằng nỗ lực của công ty với sự vào cuộc tích cực hơn của các ngành các cấp, trong việc triển khai đồng bộ những giải pháp đề xuất, để năm 2011 TNGT đường sắt trên khu đoạn Hà Nội - Phủ Lý được ngăn chặn kịp thời.
Tác giả bài viết: LQL
Nguồn tin: Hasitec
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn