Đang truy cập : 581
Hôm nay : 92360
Tháng hiện tại : 689939
Tổng lượt truy cập : 49346685
Tình hình vi phạm trật tự hành lang ATGTĐS và luật giao thông đường sắt, đường bộ có chièu hướng phức tạp, 6 tháng đầu năm 2010, cả nước xảy ra 263 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường sắt, làm chết 107 người và làm bị thương 163 người. So với cùng kỳ 2009, TNGT đường sắt giảm 38 vụ. Riêng tháng 6 vừa qua xảy ra 42 vụ, làm chết 16 người, bị thương 24 người (so với tháng 6-2009, tăng 1 người chết; giảm 6 vụ, 6 người bị thương).
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phân tích: Có đến 236/263 vụ xảy ra tại các đường ngang dân sinh, nguyên nhân chính là do người tham gia giao thông cố tình vượt đường sắt khi đã có tín hiệu cảnh báo tàu; thiếu chú ý quan sát khi qua đường sắt và đi, đứng, nằm, ngồi trên đường ray. Trong số các vụ TNGT đường sắt cao nhất là tuyến Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh 199 vụ, tiếp là tuyến Gia Lâm - Hải phòng 24 vụ.
Như vậy cho dù các cơ quan chức năng đã bằng nhiều giải pháp, biện pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa TNGT đường sắt- từ tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATGT, tiếp tục đầu tư củng cố cơ sở hạ tầng, các công trình phòng chống đảm bảo an toàn GTĐS, tăng cường công tác kiểm tra (6 tháng cục CSGT ĐS&ĐB kiểm tra 1.381/1.451 đường ngang), giám sát việc thực hiện trách nhiệm của các doanh nghiệp quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt (cầu đường, TTTH)... nhưng không ngăn chặn được một cách hữu hiệu việc lấn chiếm, vi phạm hành lang Bảo vệ an toàn GTĐS và mở đường ngang dân sinh trái phép thì nguy cơ TNGT đường sắt vẫn còn tiếp tục có nguy cơ tăng về số vụ.
Ghi chú: số liệu điều tra của Ban ATGT (mới nhất), cho thấy Tp. Hà Nội, tỉnh Hà Nam mật độ đường ngang khá dày đặc, trung bình 16 - 17m/1 đường ngang dân sinh. Đơn cử tuyến đường sắt Bắc - Nam, Từ Km 30+235- Km 31+982, chỉ với chiều dài 1.747m, chỉ có 3 đường ngang hợp pháp và có tới 100 đường ngang dân sinh. Tương tự tại Km 67+020 - Km 67+996 dài 976m có tới 61 đường ngang dân sinh...
Tác giả bài viết: KTAT
Nguồn tin: Hasitec
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn